Tin tức
Quay trở lại danh sách
Tin hoạt động
Thông tin tóm tắt về những điểm mới của luận án - Nguyễn Thị Minh Thảo
1. Tên luận án: “Phát triển cho vay nhà ở đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam” 2. Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại 3. Mã số: 62 34 01 21 4. Họ tên NCS: Nguyễn Thị Minh Thảo 5. Họ tên người hướng dẫn NCS: Hướng dẫn 1: PGS,TS. Nguyễn Thị Phương Liên Hướng dẫn 2: PGS,TS. Nguyễn Thị Mùi
6. Những đóng góp mới của luận án:
Ø Về lý luận:
- Phân tích làm rõ ba phương thức phát triển về quy mô của hoạt động cho vay nhà ở (CVNO) đối với khách hàng cá nhân (KHCN) (phát triển sản phẩm, phát triển thị trường và phát triển kênh phân phối) và các biện pháp kiểm soát nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng tín dụng, giảm rủi ro trong CVNO đối với KHCN của NHTM.
- Xác lập 3 nhóm tiêu chí đánh giá mức độ phát triển CVNO đối với KHCN gồm: các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về quy mô và thị phần, các chỉ tiêu phản ánh về chất lượng tín dụng, các chỉ tiêu phản ánh thu nhập từ CVNO đối với KHCN.
- Phát triển mô hình nghiên cứu SERVQUAL của Parasuraman vào đánh giá chất lượng CVNO đối với KHCN của NHTM. Tìm hiểu và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới rủi ro CVNO đối với KHCN của NHTM.
Ø Về thực tiễn:
- Từ kết quả khảo sát thực trạng phát triển CVNO đối với KHCN của BIDV giai đoạn 2010 – 2015 dựa vào các phương thức phát triển và tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay xác lập ở phần cơ sở lý luận. Luận án đã chỉ ra 2 thành công và 3 hạn chế (về sản phẩm, thị trường và kênh phân phối) và 13 nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển CVNO đối với KHCN của BIDV.
- Kiểm định mô hình SERVQUAL về chất lượng hoạt động CVNO đối với KHCN của BIDV; kiểm định mô hình các yếu tố tác động tới rủi ro CVNO nhóm KHCN để làm cơ sở đề xuất các giải pháp đối với BIDV.
- Dựa vào nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển CVNO của BIDV, kết hợp với những kinh nghiệm từ một số NHTM, chiến lược phát triển, phân tích SWOT của BIDV trong phát triển CVNO đối với KHCN, luận án đã đề xuất các định hướng, 3 quan điểm và các giải pháp cụ thể về phát triển sản phẩm, kênh phân phối, thị trường cũng như giải pháp để đảm bảo và nâng cao chất lượng CVNO đối với KHCN trong thời gian tới. Luận án cũng đề xuất kiến nghị với NHNN, Chính phủ và các cơ quan chức năng trong việc tạo lập môi trường để phát triển CVNO đối với KHCN của các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng.
Ø Về lý luận:
- Phân tích làm rõ ba phương thức phát triển về quy mô của hoạt động cho vay nhà ở (CVNO) đối với khách hàng cá nhân (KHCN) (phát triển sản phẩm, phát triển thị trường và phát triển kênh phân phối) và các biện pháp kiểm soát nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng tín dụng, giảm rủi ro trong CVNO đối với KHCN của NHTM.
- Xác lập 3 nhóm tiêu chí đánh giá mức độ phát triển CVNO đối với KHCN gồm: các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về quy mô và thị phần, các chỉ tiêu phản ánh về chất lượng tín dụng, các chỉ tiêu phản ánh thu nhập từ CVNO đối với KHCN.
- Phát triển mô hình nghiên cứu SERVQUAL của Parasuraman vào đánh giá chất lượng CVNO đối với KHCN của NHTM. Tìm hiểu và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới rủi ro CVNO đối với KHCN của NHTM.
Ø Về thực tiễn:
- Từ kết quả khảo sát thực trạng phát triển CVNO đối với KHCN của BIDV giai đoạn 2010 – 2015 dựa vào các phương thức phát triển và tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay xác lập ở phần cơ sở lý luận. Luận án đã chỉ ra 2 thành công và 3 hạn chế (về sản phẩm, thị trường và kênh phân phối) và 13 nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển CVNO đối với KHCN của BIDV.
- Kiểm định mô hình SERVQUAL về chất lượng hoạt động CVNO đối với KHCN của BIDV; kiểm định mô hình các yếu tố tác động tới rủi ro CVNO nhóm KHCN để làm cơ sở đề xuất các giải pháp đối với BIDV.
- Dựa vào nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển CVNO của BIDV, kết hợp với những kinh nghiệm từ một số NHTM, chiến lược phát triển, phân tích SWOT của BIDV trong phát triển CVNO đối với KHCN, luận án đã đề xuất các định hướng, 3 quan điểm và các giải pháp cụ thể về phát triển sản phẩm, kênh phân phối, thị trường cũng như giải pháp để đảm bảo và nâng cao chất lượng CVNO đối với KHCN trong thời gian tới. Luận án cũng đề xuất kiến nghị với NHNN, Chính phủ và các cơ quan chức năng trong việc tạo lập môi trường để phát triển CVNO đối với KHCN của các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng.